CDIO

Đại học Thủ Dầu Một trình bày tham luận tại Hội nghị CDIO Thế giới lần thứ 14

05/07/2018 15:19 — 4664
Diễn ra từ ngày 28/6 đến ngày 2/7/2018, Hội nghị CDIO Thế giới lần thứ 14 được tổ chức bởi Viện Công nghệ Kanazawa (Kanazawa  Institutite of Technology - KIT) và trường Cao đẳng Quốc tế Công nghệ (International College of Technology - ICT).  Đến từ 116 tổ chức giáo dục và 24 công ty tại 32 quốc gia trên toàn thế giới, hội nghị có sự tham dự của 285 đại biểu là các nhà sáng lập, nhà điều hành tổ chức CDIO thế giới, các chuyên gia về công nghệ và phương pháp giáo dục. Là thành viên của CDIO từ năm 2015, Đại học Thủ Dầu Một tham dự hội nghị lần này với 4 thành viên cũng là tác giả của hai tham luận và một buổi trao đổi (workshop) được trình bày và tổ chức tại hội nghị.
 
Trình bày tham luận chia sẻ về các chương trình tập huấn, kỹ thuật dạy học của Trường

Ngày 29/6, tham luận “Card Model Implementation at TDMU Aligned with CDIO Standard 8” của hai tác giả Võ Thị Hồng Thắm và Phan Nguyễn Quỳnh Anh đã được trình bày trong phiên chuyên đề về mô hình và phương pháp luận. Tham luận đã minh chứng ưu thế của mô hình này trong thiết kế bài giảng khi giúp người học dùng kiến thức, kinh nghiệm bản thân đã có kết hợp với những nội dung mới tiếp thu, thực hiện quá trình trải nghiệm, suy ngẫm. Do đó, mô hình giúp người học phát huy tính chủ động xây dựng bài học cũng như minh chứng được kết quả học tập của mình. Đây này cũng là một lựa chọn phù hợp mà giảng viên có thể sử dụng để giúp sinh viên đạt được kết quả học tập mong đợi về thái độ, kể cả với các ngành kỹ thuật. Tham luận đã hút sự quan tâm tìm hiểu của các đại biểu tham dự về một trong các phương pháp hiệu quả mà trường Đại học Thủ Dầu Một đang thực hiện, nhằm nâng cao năng lực giảng viên, đáp ứng yêu cầu dạy học chủ động, tích cực.

Bài tham luận thứ hai của Trường tại hội nghị được trình bày vào sáng ngày 1/7 tại phiên chuyên đề về Năng lực giảng viên là về thiết kế chương trình đào tạo để hỗ trợ thực hiện CDIO - “A Case Study Designing Training Curricula to Support Implementation of CDIO”. Nhóm tác giả Andrew Marchand, Lương Thị Hồng Gấm, Võ Thị Hồng Thắm đã nghiên cứu và chỉ ra một số công cụ làm sáng tỏ các câu hỏi: trong thực hiện CDIO, năng lực nào giảng viên cần có? Những chương trình tập huấn nào là tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và hình thành năng lực đó cho giảng viên? Giảng viên cần có thái độ như thế nào trong dạy và học và làm sao để thay đổi thái độ? Thông qua hai trường hợp thực tế đang triển khai các chương trình tập huấn là Đại học Thủ Dầu Một và Đại học Trà Vinh, tham luận đã giới thiệu nhiều mô hình, chương trình tập huấn hiện đại đáp ứng đa dạng nhu cầu hình thành những năng lực cần của giảng viên, như: ADW (tập huấn về kỹ năng đánh giá), CDW (tập huấn về thiết kế khóa học), FDW (tập huấn phát triển điều phối viên), onCDW (thiết kế khóa học trực tuyến), PSW (tập huấn kỹ năng truyền đạt),… 
 
Tổ chức buổi trao đổi (workshop) về phát triển chương trình nâng cao năng lực giảng viên

Đặc biệt, trong ngày 30/6, các thành viên của Trường đã tổ chức buổi workshop kéo dài 110 phút cho các đại biểu tham dự nhằm mục đích phát triển sự liên kết giữa các trường về các chương trình tập huấn nâng cao năng lực giảng viên, hỗ trợ triển khai CDIO. Đây là một 9 workshop được ban tổ chức lựa chọn thực hiện trong thời gian diễn ra hội thảo.
 
Với chủ đề “Exploring Inter-Institutional Collaboration for Training Programs that Support CDIO Implementation”, buổi workshop được các điều phối viên đến từ Đại học Thủ Dầu Một triển khai bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như “think – share - revise”, phương pháp “mapping”,... nhằm tăng sự tương tác cho người dự, thu thập được nhiều ý kiến trao đổi giá trị giữa các thành viên.
 
Với sự tham dự và chia sẻ của các đại biểu đến từ các quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau, buổi workshop đã thu thập được nhiều sáng kiến về cách thức nâng cao năng lực giảng viên; đồng thời, trao đổi thông tin kết nối sau hội nghị để tiếp tục gắn kết và hướng đến những cơ hội hợp tác chuyên sâu giữa các đơn vị có nhu cầu tiếp cận, chuyển giao chương trình tập huấn của nhau.
 
Học hỏi kinh nghiệm, kết nối để tăng cường cơ hội hợp tác về CDIO 

Với tổng cộng 125 tham luận, công trình nghiên cứu, các buổi chia sẻ mở rộng được thực thiện tại hội nghị, Đại học Thủ Dầu Một đã có cơ hội học hỏi và tiếp thu những phương pháp mới, kinh nghiệm hay trong triển khai thực hiện CDIO của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, hay được chia sẻ các chính sách của Nhật về khoa học, công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như những dự báo cho sự phát triển khoa học công nghệ trong tương lai sau cuộc cách mạng 4.0.

Với tâm thế sẵn sàng cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tham gia đầy đủ các phiên làm việc, Đại học Thủ Dầu Một đã nỗ lực nắm bắt những cơ hội tốt để học tập kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ quốc đặc biệt trong mang lưới CDIO, và hi vọng mang về cho trường nhiều cơ hội hợp tác với các trường bạn, thực hiện mong muốn mở rộng và gắn kết hiệu quả mạng lưới CIDO tại Việt Nam và thế giới.

Hội nghị CDIO lần này cũng đã kết nạp thêm 10 thành viên mới của khu vực Châu Á và Châu Âu, đồng thời cũng bầu chọn thêm người điều hành mạng lưới CDIO tại khu vực Châu Á các khu vực. Vào tháng 6/2019, Hội nghị CDIO thế giới lần thứ 15 sẽ diễn ra tại Đan Mạch. 

Ông Kazuno Kyuma - Chủ tịch Viện Phát triển Nông nghiệp và Thực phẩm Nhật Bản trình bày về chính sách của Nhật trong khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ThS Võ Thị Hồng Thắm, đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận về mô hình CARD - mô hình khơi gợi sự chủ động sáng tạo trong học và đáp ứng mục tiêu học tập về thái độ, minh chứng từ thiết kế bài học về lập trình mã code cho khối ngành công nghệ thông tin

Tại buổi workshop do ĐH Thủ Dầu Một thực hiện, không khí rất cởi mở với nhiều kỹ thuật tư duy cá nhân và làm việc nhóm được sự dụng để tạo nên hiệu quả tương tác giữa các thành viên đến từ nghiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau 

Diễn ra đồng thời với hội nghị CDIO là cuộc thi CDIO Academy dành cho 39 sinh viên đến từ các nước cùng chia sẻ ý tưởng, thiết kế và tạo ra sản phẩm đáp ứng chủ đề “What kind of future will drones bring, and how will they affect our daily lives?”

Tham quan các sản phẩm do sinh viên thực hiện tại cuộc thi CDIO Academy

TS Lương Thị Hồng Gấm (phải) trao đổi cùng bà Heleen Olong - Lãnh đạo CDIO Châu Á, về những hướng đi sắp tới của Trường với mong muốn mở rộng mạng lưới liên kết CDIO giữa các trường tại Việt Nam
BBT

Bài đăng cùng chủ đề

Đang tải...